
Bảo vệ chuỗi cung ứng trước những biến động trong tương lai: Hướng dẫn về chiến lược Trung Quốc cộng một
Tìm hiểu lý do chiến lược "Trung Quốc+1" ngày càng được ưa chuộng và cách các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia mang lại những lợi thế riêng cho các doanh nghiệp sẵn sàng khai thác thị trường mới, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa chi phí.
Lý do quý vị không thể "bỏ qua" giải pháp đa dạng hóa chuỗi cung ứng
Do các vấn đề căng thẳng về địa chính trị, thay đổi trong chính sách thương mại và các sự kiện không mong muốn (như đại dịch) có thể làm gián đoạn hoạt động nên việc quý vị chỉ sử dụng một thị trường duy nhất cho chuỗi cung ứng ngày càng trở nên rủi ro. Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là bước cần thiết để đảm bảo khả năng thích ứng thông qua mở rộng hoạt động ra nhiều địa điểm, để không một sự cố nào có thể khiến quý vị dừng lại. Giải pháp này còn góp phần giảm thiểu rủi ro thông qua việc phòng ngừa các biến động chính trị, kinh tế hoặc thiên nhiên, giúp doanh nghiệp tránh tình trạng "bỏ tất cả trứng vào một giỏ". Thêm vào đó, việc đa dạng hóa cho phép các doanh nghiệp khai thác các thị trường mới; tiếp cận lượng người tiêu dùng ngày càng lớn cùng lực lượng lao động có tay nghề ở nhiều khu vực; tiết kiệm chi phí nhờ khả năng tiếp cận thị trường lao động cạnh tranh, vật liệu giá cả phải chăng và các ưu đãi thương mại.
Góc nhìn "Trung Quốc+1": Cách mở rộng đơn giản
Đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt động lâu dài tại Trung Quốc hoặc các trung tâm sản xuất lớn khác, chiến lược Trung Quốc cộng một (còn được gọi đơn giản là Cộng một hay Trung Quốc+1) đã trở thành một phương pháp nổi bật để đa dạng hóa. Nhiều công ty từ Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản hoạt động tại Trung Quốc đã và đang khám phá hoặc triển khai chiến lược Trung Quốc+1. Điều thú vị là ngay cả các công ty Trung Quốc cũng đang áp dụng khái niệm này bằng cách định tuyến lại chuỗi cung ứng của họ qua các quốc gia Đông Nam Á để ứng phó hiệu quả với chính sách thuế quan của Mỹ. Mục tiêu của chiến lược này không phải là loại bỏ các hoạt động hiện có, mà là bổ sung bằng cách thiết lập thêm khả năng sản xuất, tìm nguồn cung ứng hoặc hậu cần ở một hoặc nhiều quốc gia khác – "+1".
Giảm sự phụ thuộc
Tránh phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia.
Tăng cường tính linh hoạt
Xây dựng một mạng lưới có thể thích ứng với các tình huống gián đoạn.
Cắt giảm chi phí
Tìm các địa điểm có chi phí vận hành thấp hơn.
Mở rộng phạm vi tiếp cận của quý vị
Kết nối với các khách hàng và thị trường mới.
Đông Nam Á (SEA) là lựa chọn "cộng một" hoàn hảo cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đã hoạt động ở châu Á.
Tại sao lại là Đông Nam Á? Chìa khóa phát triển
Đông Nam Á đang trên đà phát triển, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp muốn đa dạng hóa hoạt động. Đây là một chiến lược đúng đắn vì những lý do sau:
Thị trường lớn
Tiết kiệm chi phí
Chi phí nhân công và chi phí vận hành thấp hơn giúp quý vị kiểm soát chi phí.
Chính sách thúc đẩy thương mại
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và các hiệp định thương mại tự do khác giúp việc kinh doanh trên khắp Đông Nam Á trở nên dễ dàng hơn.
Vị trí đắc địa
Gần Trung Quốc nên SEA cung cấp các tuyến cung ứng ngắn hơn và dịch vụ hậu cần trơn tru hơn cho nhiều công ty.
Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển
Các khu công nghiệp, cảng và mạng lưới nhà cung cấp đang mở rộng, khiến SEA trở thành một lựa chọn đáng tin cậy.



Ví dụ: các công ty như Apple đang chuyển các bộ phận sản xuất sang Việt Nam, còn các doanh nghiệp Trung Quốc thì đang thiết lập tại Đông Nam Á để ứng phó với các thách thức thương mại. Đây là khu vực đang trên đà phát triển và quý vị có thể trở thành một phần trong đó.
Thực hiện thay đổi: Các bước thiết thực để bắt đầu
Đa dạng hóa thành công chuỗi cung ứng của quý vị vào Đông Nam Á không đơn thuần là chọn một địa điểm mới; quá trình này đòi hỏi phải lên kế hoạch tỉ mỉ, xây dựng mối quan hệ đối tác bền chặt tại địa phương, cũng như tận dụng kiến thức chuyên môn và sự hỗ trợ sẵn có. Dưới đây là một số mẹo thiết thực mà quý vị cần cân nhắc:
Lựa chọn địa điểm chiến lược
Ngoài vấn đề chi phí, quý vị còn cần đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng (cảng, đường sá, tiện ích), sự ổn định về kinh tế – chính trị, nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương, luật lao động, sự trưởng thành của hệ sinh thái nhà cung cấp và các quy định cụ thể của ngành.
Xây dựng mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp
Tiến hành thẩm định kỹ lưỡng các nhà cung cấp mới, đánh giá tình hình tài chính, độ tin cậy, tiêu chuẩn chất lượng và năng lực của họ. Xây dựng mối quan hệ hợp tác và minh bạch để củng cố quan hệ đối tác lâu dài.
Ứng phó với sự phức tạp của ngành hậu cần
Việc bổ sung các nút mới trong chuỗi cung ứng làm gia tăng độ phức tạp trong khâu hậu cần. Lên kế hoạch cho vận chuyển đa quốc gia, thông quan hải quan, lưu kho, và những biến động tiềm ẩn về thời gian giao hàng và độ tin cậy của vận chuyển để đảm bảo hoạt động trơn tru.
Duy trì kiểm soát chất lượng
Sự nhất quán về chất lượng sản phẩm tại các địa điểm sản xuất là yếu tố vô cùng quan trọng. Thiết lập các quy trình đảm bảo và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt cũng như giám sát chặt chẽ để duy trì tiêu chuẩn trên tất cả các địa điểm.
Hiểu biết về các sắc thái văn hóa và pháp lý
Mỗi quốc gia Đông Nam Á lại có đặc thù riêng về văn hóa kinh doanh, khung pháp lý và thực tiễn lao động. Quý vị hãy dành thời gian để hiểu rõ những khác biệt này và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp để tích hợp liền mạch.
Tận dụng công nghệ
Sử dụng các công cụ hiện đại như nền tảng hiển thị chuỗi cung ứng, hệ thống ERP và giải pháp kỹ thuật số để quản lý độ phức tạp, theo dõi lô hàng, giám sát hàng tồn kho và hỗ trợ giao tiếp xuyên biên giới hiệu quả.
Các quốc gia hàng đầu ở Đông Nam Á có thể cân nhắc
Mỗi quốc gia Đông Nam Á lại có những thế mạnh riêng. Sau đây là thông tin sơ lược về ba nhân tố chủ chốt:
Malaysia
Là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực bán dẫn và điện tử, Malaysia cung cấp lực lượng lao động lành nghề, dịch vụ hậu cần tuyệt vời và môi trường thân thiện với doanh nghiệp.
Thái Lan
Không chỉ nổi tiếng với ngành công nghiệp ô tô và điện tử, Thái Lan còn có cơ sở hạ tầng vững chắc và các chính sách khuyến khích do chính phủ ban hành như "Thailand Plus" để thu hút các doanh nghiệp.
Việt Nam
Một cường quốc sản xuất với thế mạnh về điện tử, dệt may và giày dép. Với lực lượng lao động trẻ, chi phí cạnh tranh cùng các thỏa thuận thương mại, đây là lựa chọn hàng đầu cho các nhà xuất khẩu.
Các thị trường Đông Nam Á khác như Indonesia, Philippines và Singapore cũng mang đến những cơ hội độc đáo, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng ngành và mô hình kinh doanh.
Cách FedEx giúp quý vị đạt được thành công
Đa dạng hóa chuỗi cung ứng không có gì quá phức tạp. Với FedEx, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhờ:
Mạng lưới rộng khắp tại khu vực Đông Nam Á
Kết nối nhanh chóng, an toàn với các nhà cung cấp và các thị trường trên khắp Đông Nam Á.
Chuyên môn về hậu cần
Tối ưu hóa khâu vận chuyển và hợp lý hóa hoạt động của quý vị với hiểu biết sâu sắc về khu vực của chúng tôi.
Hỗ trợ thông quan hải quan
Ứng phó với các quy định phức tạp và tránh chậm trễ với dịch vụ môi giới hải quan của chúng tôi.
Câu chuyện thành công thực tế:
Từ Phúc Châu, Trung Quốc đến Long An, Việt Nam: Một câu chuyện thành công của mô hình Trung Quốc+1
Một trong những khách hàng của FedEx, nhà sản xuất giày chơi golf có trụ sở tại Phúc Châu, phải đối mặt với rủi ro từ sự bất ổn thuế quan giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, trong khi 75% doanh thu của họ đến từ thị trường Mỹ. Để đảm bảo khả năng thích ứng, công ty đã áp dụng chiến lược Trung Quốc+1, mở rộng hoạt động sản xuất tại Long An, Việt Nam vào tháng 1 năm 2025. Động thái này góp phần hạn chế tác động của thuế quan trong khi vẫn duy trì tính linh hoạt của chuỗi cung ứng. Nhờ sự hỗ trợ chuyên môn về hậu cần của FedEx trên khắp Trung Quốc và Việt Nam, quá trình chuyển đổi đã diễn ra liền mạch. Trong vòng sáu tháng, cơ sở tại Việt Nam đã mở rộng quy mô và đóng góp đến hơn một nửa vào doanh thu hằng tháng của tập đoàn, qua đó thúc đẩy phạm vi tiếp cận thị trường toàn cầu. Trường hợp này cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng lợi thế của Đông Nam Á và sự hỗ trợ của FedEx để đa dạng hóa và phát triển mạnh mẽ.



Những điểm chính cần ghi nhớ
-
Tại sao cần đa dạng hóa? Tăng cường năng lực thích ứng, giảm bớt rủi ro, khai phá thị trường mới và tiết kiệm chi phí.
-
Chiến lược Trung Quốc+1: Thêm một địa điểm mới để bổ sung cho hoạt động hiện tại của quý vị.
-
Tại sao lại là Đông Nam Á? Mang đến các thị trường đang phát triển, khả năng tiết kiệm chi phí, các ưu đãi thương mại và cơ sở hạ tầng vững chắc.
-
Các quốc gia hàng đầu: Việt Nam, Thái Lan và Malaysia nổi bật trong lĩnh vực sản xuất và hậu cần.
-
Bắt đầu: Lên kế hoạch một cách chiến lược, hợp tác khôn ngoan và ứng dụng công nghệ để luôn đi đúng hướng.
-
Hỗ trợ của FedEx: Hãy vận dụng mạng lưới và chuyên môn của chúng tôi để việc đa dạng hóa trở nên đơn giản.
Quý vị đã sẵn sàng phát triển chưa?
Đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á là một chiến lược thông minh để bảo vệ doanh nghiệp trước những biến động trong tương lai. Đây là quá trình duy trì sự linh hoạt, giảm thiểu rủi ro và nắm bắt cơ hội mới. Với sự đồng hành của FedEx, quý vị luôn được chuyên gia hỗ trợ để điều hướng hành trình một cách dễ dàng.
Tìm hiểu thêm trong Trung tâm doanh nghiệp nhỏ để bắt đầu xây dựng chuỗi cung ứng mạnh mẽ hơn, linh hoạt hơn ngay hôm nay.