
Ứng phó với việc tái cơ cấu thương mại nhờ các chiến lược chuỗi cung ứng thông minh hơn
Chuỗi cung ứng của Châu Á đang trải qua quá trình chuyển đổi khi hoạt động thương mại trong khu vực mở rộng và các trung tâm sản xuất ở Đông Nam Á nổi lên như những lựa chọn thay thế đầy cạnh tranh. Châu Á đã trở thành một trong những mạng lưới thương mại có mối liên kết chặt chẽ nhất thế giới, chỉ sau Liên minh châu Âu.
Theo ước tính, khoảng 60% hoạt động thương mại của châu Á được thực hiện với các đối tác thương mại khu vực vào năm 2024, tăng so với mức 53% của năm 2000. Tỷ trọng này trong thương mại nội khối dự kiến sẽ tăng lên 65% hay 400 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030.
Đặc biệt, mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN đã tăng cường đáng kể. Vào năm 2024, thương mại song phương đạt 5,67 nghìn tỷ RMB (tương đương 778,6 tỷ USD), đánh dấu mức tăng 8,8% so với năm trước đó. Điều này đã củng cố vị thế của ASEAN như đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc trong năm thứ năm liên tiếp.
Đồng thời, các doanh nghiệp phải ứng phó trong môi trường thương mại phức tạp bởi ảnh hưởng từ thay đổi về địa chính trị, bất ổn kinh tế và gián đoạn chuỗi cung ứng. Để ứng phó, nhiều công ty đang tái cấu trúc cơ sở sản xuất để tăng cường khả năng phục hồi và giảm thiểu rủi ro.
Xu hướng thương mại và sản xuất đang dịch chuyển
Mặc dù Trung Quốc tiếp tục là trung tâm sản xuất giữ vị trí thống trị nhưng Đông Nam Á cũng đang ngày càng nổi bật. Các quốc gia như Singapore, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan đang thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp có giá trị cao, bao gồm chất bán dẫn, đồ điện tử và sản xuất ô tô.
Ví dụ: Hành lang kinh tế phía Đông của Thái Lan đang thu hút các công ty ô tô, Cebu của Philippines đang trở thành trung tâm sản xuất đồ điện tử, Central Java của Indonesia đang mở rộng lĩnh vực dệt may và Khu kinh tế đặc biệt Johor-Singapore (JS-SEZ) đang thu hút đầu tư đáng kể vào các lĩnh vực như đồ điện tử, dịch vụ tài chính và sản xuất.



Sự chuyển dịch khu vực này càng được củng cố bởi các hiệp định thương mại giúp tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và hội nhập kinh tế. Các hiệp định thương mại như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đang tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy thương mại dễ dàng hơn và giảm bớt các rào cản. Các hiệp định này hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và định vị để phát triển bền vững về lâu về dài.
Sự bùng nổ của thương mại điện tử khiến chuỗi cung ứng phải định hình lại
Hành vi của người tiêu dùng trực tuyến cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lại chuỗi cung ứng. Châu Á là cái nôi của 5 trong số 10 thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, và thương mại điện tử trong khu vực được dự báo sẽ vượt qua 7 nghìn tỷ USD vào năm 2030.
Sự tăng trưởng nhanh chóng này đã mang lại những thay đổi đáng kể trong hành vi mua sắm. Theo truyền thống, mùa cao điểm bán lẻ kéo dài từ Ngày lễ Độc thân (11/11) đến Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, với việc thương mại điện tử thúc đẩy nhu cầu quanh năm, các doanh nghiệp cần phải xem xét lại chiến lược lập kế hoạch và dự báo hàng tồn kho.
Để duy trì khả năng cạnh tranh, các công ty đang từ bỏ mô hình lưu trữ hàng tồn kho "sản xuất theo nhu cầu" thông thường để áp dụng các chiến lược mới như "sản xuất dự phòng" và "sản xuất theo dự báo". Các phương pháp này đảm bảo tính linh hoạt cao hơn, cho phép doanh nghiệp ứng phó với những biến động về nhu cầu mà vẫn tiết kiệm chi phí. Khả năng mở rộng quy mô hoạt động một cách linh hoạt đã trở thành lợi thế quan trọng trong thị trường biến động ngày nay.
Lấy công nghệ làm lợi thế cạnh tranh



Trong bối cảnh hoạt động thay đổi nhanh chóng, khả năng thích ứng linh hoạt trước sự gián đoạn hiện là yếu tố quyết định đối với doanh nghiệp. Các công ty phải lập kế hoạch toàn diện cho các tình huống để chuẩn bị cho những sự kiện khó lường như thời tiết cực đoan hay cú sốc kinh tế.
Để vượt qua những thách thức này, các doanh nghiệp đang chuyển sang công nghệ và các giải pháp hoạt động trên nền tảng AI ngày càng nhiều. Những công cụ này nâng cao khả năng dự báo, lập kế hoạch cho tình huống và quản lý rủi ro, giúp các công ty tránh được sự gián đoạn.
Ngày nay, các giải pháp dựa trên AI đang chuyển đổi hoạt động quản lý chuỗi cung ứng bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp dự đoán rủi ro, dự đoán sự thay đổi về nhu cầu và đa dạng hóa hoạt động với độ chính xác cao hơn. Bằng việc tận dụng những thông tin chuyên sâu này, các công ty có thể tinh giản khâu kho vận, tối ưu hóa hàng tồn kho và thích ứng nhanh chóng với những biến động của thị trường, đảm bảo khả năng phục hồi trong một môi trường khó đoán.
Củng cố mạng lưới kho vận để phát triển trong tương lai
Trong môi trường thương mại năng động hiện nay, các doanh nghiệp càng tích hợp nhiều tính linh hoạt vào chuỗi cung ứng của mình thì càng có khả năng thích ứng tốt hơn với sự gián đoạn và phục hồi nhanh chóng.Một phần quan trọng trong khả năng thích ứng này nằm ở sức mạnh của cơ sở hạ tầng kho vận của họ.
Khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng, họ cần được tiếp cận các mạng lưới vận chuyển có thể theo kịp các mô hình thương mại đang phát triển, cung cấp các kết nối đáng tin cậy, nhanh chóng và linh hoạt tới các thị trường trọng điểm.
Để hỗ trợ những nhu cầu này, FedEx đã và đang mở rộng mạng lưới của mình. Ví dụ: Gần đây, chúng tôi đã tăng cường kết nối giữa Đông Nam Á và Hoa Kỳ với việc ra mắt chuyến bay thẳng đầu tiên từ Singapore đến Anchorage và chuyến bay 737F kết nối Kuching ở Malaysia với Singapore, liên kết các doanh nghiệp với mạng lưới toàn cầu của chúng tôi.



Hơn nữa, chúng tôi đã bổ sung một chuyến bay bốn lần một tuần từ Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối châu Á và châu Âu thông qua Trung tâm FedEx Châu Á – Thái Bình Dương tại Quảng Châu (Trung Quốc) và mở thêm các chuyến bay chở hàng từ Thanh Đảo và Hạ Môn đến Hoa Kỳ, giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với các tuyến thương mại quốc tế. Những cải tiến mang tính chiến lược này đang giúp các công ty thuộc nhiều ngành vận chuyển hàng hóa hiệu quả hơn.
Tương lai của thương mại toàn cầu sẽ được định hình bởi khả năng phục hồi và thích ứng của chuỗi cung ứng châu Á. Những doanh nghiệp ưu tiên đa dạng hóa khu vực, nắm bắt công nghệ và tận dụng mạng lưới kho vận mạnh mẽ sẽ dễ thành công trong bối cảnh kinh tế biến động.
Thông tin khác từ Trung tâm doanh nghiệp nhỏ
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khai thác cơ hội tăng trưởng ở Châu Á – Thái Bình Dương
Tìm hiểu về các doanh nghiệp dành chiến thắng tại SBGC 2024 của FedEx, thúc đẩy sự tăng trưởng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các công ty khởi nghiệp này tái định nghĩa phương pháp phát hiện ung thư, tăng cường an ninh lương thực, giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng.